[Shark Tank mùa 5 tập 5] Shark Hùng Anh đầu tư gấp 3X cho Start-up gọi vốn 100.000 USD để hợp tác phát triển du lịch công nghệ

06 Thg 7, 2022 (GMT+7)

Nổi bật trong Shark Tank Việt Nam mùa 5 tập 5 là Start-up Công ty Cổ phần công nghệ HANZ với hai nhà sáng lập Trần Bá Hoàng Minh và Tân Trần gọi vốn 100.000 USD. Điểm bất ngờ là start-up được Shark Hùng Anh đầu tư gấp 3 lần để cùng hợp tác phát triển du lịch công nghệ. Bên cạnh đó, trong hệ sinh thái BIN Corporation Group của vị “Cá mập” này đang sở hữu và vận hành app booking Travelner có thể hỗ trợ đắc lực cho HANZ.

Start-up Trần Bá Hoàng Minh và Tân Trần trình bày về dự án HANZ

Start-up Trần Bá Hoàng Minh và Tân Trần trình bày về dự án HANZ

“Anh kêu gọi vốn ngày hôm nay mà anh định giá cho 5 năm sau sao được”

HANZ chuyên cung cấp giải pháp chuyển quyền thương hiệu và tối đa hóa doanh thu cho các khách sạn. Start-up này chuyên cải tạo lại khách sạn, nâng cấp hạng phòng theo hướng tiện nghi, sạch sẽ và giúp gia tăng lượng khách bằng cách đưa khách sạn lên hệ thống bán hàng toàn cầu. Đến với Shark Tank Việt Nam, HANZ muốn kêu gọi đầu tư 100.000 USD cho 1,5% tỷ lệ cổ phần.

Anh Hoàng Minh phân tích thị trường khách sạn hiện đang có 2 phân khúc. Phân khúc từ 4 sao trở lên do công ty quản lý hàng đầu thế giới Anh, Pháp, Mĩ… khai thác và phân khúc từ 3 sao trở xuống do các đơn vị của Indonesia, Ấn Độ và Singapore khai thác. Theo anh, HANZ đang đầu tư cạnh tranh với OYO (một chuỗi khách sạn cho thuê và nhượng quyền của Ấn Độ) và hướng đến phân khúc thứ hai này.

HANZ tiếp cận khách sạn trên 3 khía cạnh: tăng doanh thu lên 20% qua sự điều chỉnh giá năng động của hệ thống ASE (Automated Sales Engine – Công cụ bán hàng tự động), cắt giảm 18% chi phí marketing và nhân sự không hiệu quả, nâng cao chất lượng khách sạn theo hướng tiện nghi và sạch sẽ.

Về dịch vụ, HANZ có hệ thống ASE điều chỉnh giá một cách năng động, tự động hóa các kênh marketing, đồng bộ giá trên các kênh phân phối OTA, GDS (Global Distribution System – hệ thống phân phối toàn cầu), chuẩn hóa dịch vụ 3 sao.

Năm 2021, GMV (Gross Merchandise Volume – tổng giá trị giao dịch) của HANZ đạt khoảng 25 tỷ, doanh thu thuần đạt 2,5 tỷ, lợi nhuận là 1,2 tỷ. Tại thị trường Việt Nam, start-up đã mở rộng ra 22 thành phố và có hơn 200 đối tác khách sạn đang sử dụng hệ thống. Mục tiêu là mở rộng nhanh trong 18 tháng để đạt được 86 thành phố tại Việt Nam và mở rộng ra 4 nước Đông Nam Á với khoảng 3000 khách sạn.

Start-up cho biết hiện tại chỉ thu phí của 25% khách sạn với doanh thu đạt được là 2,5 tỷ, nếu thu phí của 100% khách sạn sẽ có được 10 tỷ, lợi nhuận là khoảng 4 tỷ. Nhân gấp 5 lần thì khoảng 5 năm sau, HANZ sẽ đạt 25 tỷ. Nếu nhân tiếp lên 5 lần thì đạt từ 110 – 120 tỷ.

Khi Shark Hùng Anh thắc mắc: “Anh kêu gọi vốn ngày hôm nay mà anh định giá cho 5 năm sau sao được”, Hoàng Minh giải thích, thị trường du lịch đang bị ảnh hưởng nặng bởi COVID-19 nên công suất hiện tại chỉ khoảng 25%. Khi thị trường quay trở lại, nhóm khách sạn sẽ bùng nổ và start-up của anh vẫn đang tiếp tục mở rộng, mục tiêu 5 năm tới đạt khoảng 2500 - 3000 khách sạn.

Shark Hùng Anh trao đổi với Shark Bình về dự án của start-up

Shark Hùng Anh trao đổi với Shark Bình về dự án của start-up

Shark Hùng Anh muốn đi lâu dài với start-up, quyết định đầu tư gấp 3 lần mức gọi vốn

Sau khi nghe 2 start-up trình bày, Shark Liên quyết định không đầu tư vì không nằm trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Shark Bình đánh giá mô hình của Startup sử dụng nhiều vốn, Hoàng Minh cho biết Startup của anh bỏ ra số tiền 2 tỷ và đã mở rộng ra 22 thành phố, có hơn 200 khách sạn sử dụng.

Shark Phú đề nghị đầu tư 100.000 USD cho 15% cổ phần. Shark Hùng Anh cho biết trong hệ sinh thái BIN Corporation Group đang sở hữu app booking Travelner, làm hệ thống OTA có thể hỗ trợ đắc lực cho HANZ. Ông muốn đi lâu dài với start-up nên đề nghị đầu tư 300.000 USD để sở hữu 35% cổ phần. Nếu hiệu suất đạt như start-up nói, ông sẽ đầu tư thêm 200.000 USD, tổng số đầu tư sẽ là 500.000 USD và sở hữu 30% cổ phần để không làm mất động lực của đội ngũ sáng lập.

Hoàng Minh đề xuất ngược lại nếu trong vòng 24 tháng, lợi nhuận vượt quá số tiền Shark đầu tư thì start-up sẽ mua lại 10% cổ phần từ Shark với định giá bằng hiện tại và trả 15% lãi suất. Shark Hùng Anh đồng ý, khép lại thương vụ thành công trên Shark Tank Việt Nam mùa 5 tập 5.

Cái bắt tay chốt deal HANZ của Shark Hùng Anh với Start-up Trần Bá Hoàng Minh và Tân Trần

Cái bắt tay chốt deal HANZ của Shark Hùng Anh với Start-up Trần Bá Hoàng Minh và Tân Trần

Luật song đấu lần đầu tiên xuất hiện trong Shark Tank tập 5 mùa 5

Luật song đấu quy định start-up có 2 phút thuyết trình về sản phẩm và mô hình kinh doanh của mình. Sau đó, các Shark sẽ hỏi đáp làm rõ thêm và hội ý để quyết định start-up nào vào vòng đàm phán, start-up còn lại mặc định được vào thẳng vòng ghi hình Shark Tank mùa 6.

Beekids - nền tảng kết nối học tập và phát triển tư duy cho trẻ từ 3 - 12 tuổi và Bunny Boo - đồ chơi giáo dục theo phong cách phong cách Montessori, tiên phong tạo Việt Nam là 2 start-up tham gia đầu tiên với luật song đấu.

Bunny Boo kêu gọi 1.5 tỷ cho 20% cổ phần. Sau màn thương thuyết, Shark Hưng cùng Shark Liên chia nhau đầu tư 1,5 tỷ lấy 36% cổ phần.

Ngoài ra ở tập 5 này, Shark Phú và start-up Velasboost với đại diện là nhà sáng lập Lê Hải Vũ - một thương hiệu phụ kiện công nghệ đến từ Việt Nam, chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho hệ sinh thái của smartphone và máy tính chốt deal thành công với cam kết đầu tư 6 tỷ cho 50% cổ phần.

Cao Tiến Thành, sáng lập và điều hành hãng thời trang Melya cùng người đồng sáng lập là Nguyễn Tiến Hoàng được Shark Bình đầu tư 500.000 USD cho 10% cổ phần và thêm 500.000 USD là khoản vay chuyển đổi với tỷ lệ lãi suất sẽ đàm phán sau.

Theo dõi Shark Lê Hùng Anh tại: https://www.facebook.com/SharkLeHungAnh

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Bài viết liên quan