Shark Tank 5 tập 2: Shark Hùng Anh chốt 2 deal lớn, đầu tư 1 triệu USD cho startup giày sandal

12 Thg 6, 2022 (GMT+7)

Tập 2 Shark Tank mùa 5 chào đón 4 startup tiềm năng. Shark Hùng Anh tăng tốc với màn thương thảo chốt 2 deal lớn: 1 triệu USD cho startup giày sandal (xăng-đan) cho giới trẻ và 10 tỷ đồng cho startup sản xuất cánh tay robot công nghiệp.

Shark Tank 5 tập 2: Shark Lê Hùng Anh chốt 2 deal lớn, đầu tư 1 triệu USD cho startup giày sandal

Shark Lê Hùng Anh chốt deal 1 triệu USD với startup vì hợp nhân sinh quan

Sau màn biểu diễn của nam rapper trẻ nổi tiếng Ricky Star, Trần Phạm Thông Hiệp – Nhà sáng lập, giám đốc điều hành của Shondo xuất hiện và kêu gọi đầu tư 1 triệu USD cho 10% cổ phần.

Startup giày sandal Shondo có gì đặc biệt?

Shondo là một startup giày sandal (xăng-đan) dành cho giới trẻ, được thành lập từ năm 2014. Shondo hiện có 20 cửa hàng, 2 xưởng sản xuất và hàng trăm đại lý bán hàng trên toàn quốc.

USP (Lợi điểm bán hàng độc nhất) của Shondo là mẫu mã đa dạng, đẹp và khác biệt, do startup tự sản xuất và thiết kế. Tính đến nay, Shondo đã bán được hơn 1 triệu đôi giày trên thị trường. Năm 2021, dù chỉ bán được 4 tháng nhưng Shondo vẫn đạt khoảng 60 tỷ doanh thu.

Startup giày sandal Shondo

Phân khúc khách hàng của Shondo là giới trẻ từ 12 đến 25 tuổi. Shondo hiện có fanpage gần 1 triệu like cũng như được khách hàng các trường cấp 2, cấp 3 ủng hộ.

Thông Hiệp chia sẻ mong muốn tìm kiếm 1 triệu USD để mở rộng hệ thống cửa hàng, nhà xưởng và kho chứa trên toàn quốc, cũng như nâng cấp dịch vụ khách hàng để tăng trải nghiệm mua sắm.

Nhận thấy tiềm năng thị trường giày dép, 3 Cá mập cùng ra deal

Shark Lê Hùng Anh cho rằng với 1 triệu USD trong 10 năm thì lãi kép trong ngân hàng cũng đã cao hơn. Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống flagship sẽ làm chi phí cố định tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của startup.

Nhận thấy tiềm năng thị trường giày dép, 3 Cá mập cùng ra deal

Nhận thấy thị trường giày dép ở Việt Nam còn nhiều tiềm năng, cả 3 shark Hùng Anh, shark Bình và shark Phú đều có hứng thú với startup này, đặt ra nhiều câu hỏi.

Nếu sản phẩm hết xu hướng, Shondo sẽ làm thế nào? - Shark Lê Hùng Anh đưa ra câu hỏi. Thông Hiệp cho biết sẽ giảm giá nếu không bán được. Tuy nhiên, câu trả lời của founder Shondo khiến các Shark không bằng lòng vì cho rằng giảm giá sẽ hết lợi nhuận. Việc giảm giá nhiều sẽ khiến khách hàng có thói quen chờ đợi giảm giá, khi ra mẫu mới không có người mua.

Shark Lê Hùng Anh ra deal đầu tiên với đề nghị đầu tư 23 tỷ cho 45% Shondo. Theo sau đó là Shark Bình đề nghị đầu tư 23 tỷ đổi lấy 35% cổ phần và Shark Phú đề nghị đầu tư 23 tỷ với giá trị công ty là lợi nhuận bình quân 2 năm gần đây nhân với 15 lần (tương đương PE bằng 15).

Trước sự cạnh tranh với Shark Phú và Shark Bình, Shark Hùng Anh thay đổi đề nghị đầu tư, ông đưa ra con số 23 tỷ để ở hữu 30% cổ phần của Shondo. “Anh kinh doanh quốc tế, anh sẽ đưa sản phẩm của em ra thị trường nước ngoài. Anh có nhiều chi nhánh ở Mỹ, Âu, Singapore và Hồng Kông rồi.” - Shark Lê Hùng Anh thuyết phục startup Shondo.

Shark Lê Hùng Anh cho biết ông sẽ giúp đỡ startup này đẩy mạnh digital marketing

Shark Lê Hùng Anh cho biết ông sẽ giúp đỡ startup này đẩy mạnh digital marketing, e-commerce, giúp startup tiếp cận dữ liệu khách hàng ở thị trường quốc tế. Triển khai bán hàng online đa kênh và ứng dụng công nghệ là sở trường của hệ sinh thái Tập đoàn BIN Corporation với BIN Media và Papmall.

Startup hỏi ngược lại các Shark về nhân sinh quan trước khi ra deal

Được cả 3 Shark đề nghị đầu tư, lần đầu tiên có startup hỏi ngược lại nhân sinh quan của Shark trước khi nhận deal.

Shark Lê Hùng Anh cho biết ông nhận thấy nhiệt huyết trong mắt Thông Hiệp và khuyến khích anh có niềm tin vào những gì bản thân đã làm. “Anh quyết định đầu tư để cho em làm chứ không phải can thiệp quá sâu vào công việc của em. Anh sẽ là người đồng hành với em để trao đổi, những gì khó khăn sẽ hỗ trợ mức tối đa cho em”, Shark Hùng Anh khẳng định.

Sau khi nghe chia sẻ của các Shark, Thông Hiệp cho biết anh thích nhất Shark Hùng Anh nên sẽ chốt deal 23 tỷ cho 30% cổ phần với Chủ tịch Tập đoàn BIN Corporation.

Shark Lê Hùng Anh đầu tư 10 tỷ đồng vì thích nghị lực và ý chí của startup đến từ miền Trung

Startup cuối cùng xuất hiện trong tập 2 Shark Tank Việt Nam mùa 5 là Đoàn Hồng Trung – Nhà sáng lập và điều hành CTCP công nghệ IMWI, chuyên về robot và trí tuệ nhân tạo.

Startup muốn đặt nhà máy ở Đà Nẵng, không muốn rời bỏ quê hương

Founder Hồng Trung kêu gọi đầu tư với hai phương án là 300.000 USD cho 5% cổ phần và 1,5 triệu USD cho 20% cổ phần cho sản phẩm tiềm năng – Cánh tay Robot Delta X. Hồng Trung cho biết anh muốn xây dựng nhà máy sản xuất và xây dựng một hệ sinh thái các cánh tay robot khác.

Robot Delta X là cánh tay robot ứng dụng trong dây chuyền sản xuất công nghiệp. Đây là loại robot có cấu trúc hình học delta, thường được sử dụng trong công nghiệp ở những ứng dụng gắp thả sản phẩm.

Founder Hồng Trung - Robot Delta X

Giá thành robot delta trên thị trường đang rất cao, không phù hợp với cá nhân hay tổ chức có nguồn vốn hạn hẹp. Chính vì vậy anh đã sáng tạo ra Delta X với giá cả phải chăng.

Doanh thu năm 2021 của Robot Delta X là 4,1 tỷ với lợi nhuận gộp khoảng 3,2 tỷ, lợi nhuận ròng 1,5 tỷ. Hồng Trung tự tin rằng khi gọi được vốn, có khả năng sản xuất hàng loạt, đưa chứng chỉ vào robot thì startup của anh có thể bán được 3.000 đơn vị trong 1 – 2 năm sau.

Trong 2 năm qua, startup của anh có khách hàng đến từ 45 nước trên thế giới, chủ yếu đến từ Mỹ và Châu Âu, và đặc biệt có một đơn hàng lớn đến từ một công ty sản xuất khẩu trang của Hàn Quốc.

Hồng Trung cho biết anh muốn đặt nhà máy ở Đà Nẵng vì đã có nhiều người giỏi bỏ Đà Nẵng ra đi và bản thân anh muốn làm gì đó cho Đà Nẵng, miền Trung. “Mục đích em làm là để tạo công ăn việc làm chứ không phải chỉ để tạo lợi nhuận cho riêng mình”, Hồng Trung cho biết thêm

Shark Lê Hùng Anh chốt deal vì thích nghị lực và ý chí của startup Robot Delta X

Quan điểm đặt nhà máy ở Đà Nẵng không nhận được sự đồng tình của các Shark. Trong khi Shark Bình, Shark Liên, Shark Hưng, Shark Phú rời bể Cá mập, Shark Hùng Anh cho biết ông quan tâm đến quy mô công ty và tỷ lệ cổ phần hiện tại của doanh nghiệp. Ông cũng thích nghị lực và ý chí của founder Hồng Trung.

Mình muốn hỗ trợ bạn trong vấn đề về điều hành. Mình thấy bạn chỉ đam mê về kỹ thuật chứ chưa có khả năng về điều hành, chưa có khả năng launching (ra mắt) một business (doanh nghiệp) nào hoàn chỉnh quy mô mà bán ra được nước ngoài đâu”, Shark Lê Hùng Anh nhận xét.

Shark Lê Hùng Anh chốt deal vì thích nghị lực và ý chí của startup Robot Delta X

Sau một hồi thương thảo, Shark Lê Hùng Anh nhấn mạnh rằng đây là phi vụ đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, ông đưa ra đề nghị sẽ giữ 35% cổ phần và 35% lợi nhuận cho đến khi Hồng Trung có thể nâng vốn để Shark giảm tỷ lệ xuống còn 15% cổ phần.

Cuối cùng Hồng Trung đồng ý với đề nghị đầu tư này của Shark Hùng Anh.

Kết thúc tập 2 Shark Tank Việt Nam mùa 5, Shark Hùng Anh chốt được 2 deal lớn với startup giày sandal Shondo và startup cánh tay robot Delta X. Startup xây dựng sàn phát hành NFT – Vmeta, được Shark Liên đầu tư 50,000 USD. Trong khi đó, startup ứng dụng hẹn hò Fika với định giá doanh nghiệp 147 triệu USD ra về tay trắng.

Theo dõi Shark Lê Hùng Anh tại: https://www.facebook.com/SharkLeHungAnh

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Bài viết liên quan