[Shark Tank 5 tập 13] Shark Hùng Anh tạo “cú đúp” đầu tư cho 2 startup có dòng sản phẩm thân thiện với môi trường

31 Aug, 2022 (GMT+7)

Xuất file PDF Xuất file PDF

Tập 13 Shark Tank Việt Nam hấp dẫn người xem với nhiều ý tưởng kinh doanh độc đáo của startup và những màn chốt deal gây cấn đến từ các Shark, đặc biệt là Shark Lê Hùng Anh . Nổi bật ở tập này là startup Gạo lứt rẫy Bh.nong với câu chuyện truyền cảm hứng của cô gái sẵn sàng bỏ cuộc sống thành thị về quê khởi nghiệp và startup Ecosoi mang công nghệ dệt lá dứa thành sợi may mặc độc đáo.

Founder start-up Gạo lứt rẫy Bh.nong: “Em không phải kiều nữ, em muốn là đại gia của chính mình”

Mở đầu cho tập 13 mùa thứ 5 trên Shark Tank Việt Nam là Võ Thị Minh Nga - người sáng lập thương hiệu Gạo lứt rẫy Bh.nong, đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm gạo lứt hương vị núi rừng Quảng Nam.

Nữ Founder là người Quảng Nam, chọn rời bỏ quê hương vào Sài Gòn lập nghiệp vì vùng quê nghèo hầu như không có cơ hội việc làm cho người trẻ. Sau gần 10 năm học tập và công tác trong ngành báo chí, trăn trở với chính lựa chọn hiện tại của mình, Minh Nga quyết định quay trở lại quê hương khởi nghiệp.

“Em chỉ có hai bàn tay trắng, lúc đó mọi người không ai có thể tin là Bh.nong có thể sống được quá 6 tháng. Đến thời điểm hiện nay, em đã chứng minh được rằng bất kỳ ở miền quê nào, miễn người trẻ có nghị lực thì có thể giúp cho quê hương mình phát triển”, nữ Founder chia sẻ.

Đến chương trình Shark Tank với mong muốn nâng cao giá trị hạt gạo lứt rẫy của quê hương, Minh Nga chào mời các Shark đầu tư 3 tỷ để đổi lấy 10% cổ phần với ba lý do.

Thứ nhất, các sản phẩm gạo lứt của Bh.nong được phát triển bởi người đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Quảng Nam. Phương thức gieo trồng hạt gạo theo kiểu truyền thống, hoàn toàn không sử dụng phân bón hay bất cứ thuốc hóa chất nào. Điều này đảm bảo sản phẩm xanh sạch đến tay người tiêu dùng.

Thứ hai, mô hình kinh doanh được định hình và phát triển theo hình thức sản xuất và phân phối đến các đại lý khắp toàn quốc. Doanh thu năm 2021 của Bh.nong là 10 tỷ. Doanh thu ước tính dự kiến năm 2022 sẽ đạt mốc 14 tỷ. Nữ Founder khẳng định, thương hiệu đang trong quá trình tăng trưởng nên đây là thời điểm thích hợp để các Shark đầu tư rót vốn.

Thứ ba, đây là thương hiệu do chính founder Minh Nga sáng lập nên.Là người địa phương với sự am hiểu rất rõ về văn hóa dân tộc thiểu số cũng như các yếu tố khí hậu vùng núi nên Minh Nga đã tận dụng và khai thác tối đa giống gạo lứt rẫy này.

Gạo lứt rẫy Bh.nong nhận được sự tranh giành nảy lửa giữa Shark Hùng Anh và Shark Liên đưa ra lời đề nghị là 3 tỷ cho 10% cổ phần như mức kêu gọi của Starup.Trong khi Shark Liên đưa ra offer 3 tỷ cho 10% cổ phần thì Shark Hùng Anh đề nghị 5 tỷ đổi lấy 20% cổ phần. Ngoài ra, Shark Hùng Anh cam kết hỗ trợ tối đa trong mảng quản lý và ứng dụng công nghệ phần mềm vào dây chuyển sản xuất và phân phối cho start-up. Sau cùng, founder Minh Nga quyết định chọn offer đến từ đồng hương Quảng Nam - Shark Hùng Anh.

Shark Hùng Anh chốt deal thành công với Startup Minh Nga.

Shark Hùng Anh chốt deal thành công với Startup Minh Nga.

Shark Hùng Anh chốt deal thành công với Startup Minh Nga.

Startup Ecosoi biến lá dứa thành nguyên liệu may mặc cho ngành thời trang nhận được nhiều deal hot

Thương vụ thứ hai xuất hiện trong tập 13 Shark Tank Việt Nam là startup Ecosoi - thương hiệu đã dệt lá dứa thành những sợi vải may mặc dùng cho ngành may mặc thời trang của Founder & CEO Vũ Thị Liễu. Start-up đến kêu gọi đầu tư 100.000 USD đổi lấy 20% cổ phần.

Founder Liễu cho biết, Ecosoi đã phát triển những dòng máy tách sợi, máy đánh bông, máy chải sợi với nguồn nguyên liệu chính là lá dứa để cho ra những sản phẩm sợi thô và sợi đánh bông. Công ty dự định sẽ có dòng sản phẩm cuộn sợi công nghiệp dùng làm nguyên liệu may mặc cho ngành thời trang vào năm 2023. Doanh thu dự kiến các năm 2022, 2023 và 2024 lần lượt là 4,7 tỷ, 40 tỷ và 71,5 tỷ đồng.

Sau khi màn giới thiệu đầy sức thuyết phục, các Shark bày tỏ sự quan tâm đến dòng sản phẩm sợi bông có giá thành rẻ và thân thiện với môi trường này. Shark Hùng Anh, Shark Hưng, Shark Liên và Shark Erik thay nhau đặt câu hỏi cho Startup xung quanh những vấn đề quy trình đánh sợi, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

Shark Hùng Anh đưa ra lời đề nghị đầu tiên 100.000 USD để sở hữu 40% cổ phần. Shark Liên và Shark Erik liền đưa ra lời đề nghị cạnh tranh 100.000 USD cho 36% cổ phần. Cuối cùng thương vụ được khép lại ở deal cuối cùng từ Shark Hùng Anh với 100.000 USD đổi lấy 30% cổ phần cùng sự hỗ trợ xây dựng lại mô hình công ty hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Cái bắt tay khép lại thương vụ thành công với Startup Ecosoi.

Cái bắt tay khép lại thương vụ thành công với Startup Ecosoi.

3 Start-up +84, AMD Modular và Công ty Hygie & Panacee chưa nhận được cái bắt tay từ cá mập

Thương vụ thứ ba Startup +84 của Founder Nguyễn Trung Hiếu. +84 là chuỗi nhà hàng món Việt tại thị trường Hàn Quốc. Qua 6 năm hoạt động, +84 đã có chỗ đứng nhất định trong mắt người tiêu dùng cùng với nguồn doanh thu ổn định xuyên suốt mùa dịch. Với những lợi thế đã nêu, Trung Hiếu mong muốn 15 tỷ cho 100% cổ phần. Hiếu giải thích vì bản thân đã có con đường riêng nên đã quyết định bán nhượng thương hiệu. Tuy nhiên, thương vụ mua lại chuỗi nhà hàng +84 vì Startup không thể đảm bảo nguồn doanh thu ổn định sau khi sang nhượng thương hiệu.

Tiếp theo là AMD - Mô hình xây nhà bằng module với hai sáng lập là Nguyễn Xuân Nam và Dũng. Start-up giới thiệu AMD là giải pháp xây dựng của tương lai bằng cách ứng dụng công nghệ module hóa các tiện ích 4.0 nhằm giúp rút ngắn thời gian xây dựng thi công nhà ở. Xuân Nam kêu gọi 50 tỷ cho 10% cổ phần. Doanh số công ty là 60 tỷ tương ứng với gần 20 đơn hàng năm 2021.Phân khúc khách hàng chủ yếu của AMD hiện tại là nhà ở, homstay, nhà hàng, khách sạn, bệnh viện và khu nghỉ dưỡng. Nhận thấy đây việc định giá công ty còn quá cao và bài toán kinh doanh sản phẩm chưa tối ưu nên các Shark quyết định không đầu tư.

Cuối cùng là starup Hygie & Panacee với CEO Đoàn Thị Hồng Thắm. Đây là đơn vị chuyên sản xuất các loại trà hòa tan thảo dược từ nông sản Việt Nam. Hồng Thắm giới thiệu 3 loại trà chính nổi bật của công ty, ví dụ trà húng chanh trần bì làm giảm viêm họng, trà gừng giúp cho hệ tiêu hóa và trà cà gai leo hỗ trợ giải độc gan. Doanh số thu được vào khoảng 1,7 tỷ năm 2020 và 2,8 tỷ vào năm 2021 đạt lợi nhuận khoảng 21%. Startup kêu gọi 5 tỷ đồng cho 10% cổ phần. Các Shark cho biết đây không phải là sản phẩm trong hệ sinh thái của họ nên quyết định không đầu tư.

 Các Shark đang lắng nghe phần thuyết trình của Startup Hygie & Panacee.

Các Shark đang lắng nghe phần thuyết trình của Startup Hygie & Panacee.

Chỉ riêng Shark Hùng Anh quan tâm đến kế hoạch tương lai cũng như tiềm năng xuất khẩu của thương hiệu trà hòa tan nên đã liên tục ra giảm deal xuống mức là 5 tỷ cho 25% cổ phẩn nhưng Startup vẫn từ chối. Cuối cùng deal đã không được chốt do không tìm được tiếng nói chung giữa người gọi vốn và nhà đầu tư.

Theo dõi Shark Lê Hùng Anh tại: https://www.facebook.com/SharkLeHungAnh

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:

Bộ phận Truyền thông Tập Đoàn BIN Corporation

Email: [email protected]

ĐT: 1800 6169 – Nhánh: 009